Ly Nguyen Tháng Chín 29, 2023 600

Làm cách nào để sử dụng nhân sự Intern – Junior hợp lý trong ngành influencer marketing?

Bài viết này dành cho đội ngũ marketing tại các SMEs Việt Nam, đặc biệt trong công tác sử dụng các bạn Intern – Junior – trực tiếp làm việc và booking KOC/KOL ở các nền tảng mạng xã hội.

Thực trang nhân sự Intern – Junior trong ngành Influencer Marketing

Influencer marketing giờ đã là một dạng chiến lược phổ biến và được nhiều doanh nghiệp sử dụng để quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình. Gần như nhãn hàng nào cũng có thể trả tiền để sử dụng được, tuy nhiên, để đạt hiệu quả và tối ưu chi phí thì không hề dễ dàng.

Thực tế, việc tìm kiếm, lựa chọn influencer phù hợp với thương hiệu là một quá trình mất thời gian. Có nhiều yếu tố cần xem xét như: số lượng người theo dõi, tỷ lệ tương tác, phong cách nội dung, đối tượng khán giả, mức chi phí hợp lý…  Trung bình một chiến dịch quảng cáo 3 – 6 tháng cần ít nhất 20 -50 KOC/KOL. Với số lượng các influencer lên đến hàng nghìn như hiện nay, việc tìm kiếm và đánh giá từng người tiêu tốn rất nhiều thời gian cũng như ngân sách của doanh nghiệp..

Vì thế các doanh nghiệp đã tận dụng các Intern – Junior marketer để thực hiện khâu tìm kiếm, check giá influencer ban đầu.

Điều này giúp tiết kiệm thời gian cũng như chi phí nhân sự cho doanh nghiệp. Các intern và junior với khối lượng công việc ít hơn có thể dành thời gian để tìm kiếm influencer tiềm năng, check giá cát-xê, lọc ra danh sách phù hợp ban đầu. Sau đó khi đã rút gọn được danh sách KOL từ vài nghìn xuống vài chục,  leader hoặc giám đốc marketing sẽ là người quyết định cuối cùng việc lựa chọn influencer nào phù hợp với chiến dịch. Như vậy, việc sử dụng intern và junior cho công việc tìm kiếm ban đầu là hợp lý, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.

Nhưng liệu đó có phải là giải pháp tối ưu khi việc đánh giá tiềm năng của Influencer cho chiến dịch quảng cáo còn dựa rất nhiều vào kinh nghiệm thực chiến của người làm Marketing?

Không ít các trường hợp chiến dịch quảng cáo đưa ra những hình tượng Influencer không phù hợp cho nhóm đối tượng khách hàng của họ. Influencer gặp vấn đề về nhân cách hoặc đời sống cá nhân không lành mạnh. Dĩ nhiên thiệt hại nhiều nhất vẫn là hình ảnh nhãn hàng. Lúc này, chi phí tiết kiệm từ việc sử dụng intern/junior sàng lọc KOL sẽ không đủ để bù trừ cho thiệt hại của việc mất khách hàng.

Dù quyết định cuối cùng vẫn nên thuộc về lãnh đạo có kinh nghiệm để đảm bảo chiến dịch influencer marketing thành công và hiệu quả nhất, nhưng với một danh sách KOL được sàng lọc đúng cách từ nhóm nhân sự cấp dưới, chúng ta có thể tiết kiệm được nhiều hơn thời gian, ngân sách không chỉ cho thời điểm hiện tại và còn giảm thiểu rất nhiều rủi ro sau chiến dịch.

Kinh nghiệm lựa chọn KOL

Đây là những kinh nghiệm trong việc lựa chọn KOL ở giai đoạn sàng lọc ban đầu mà IMVN đúc kết được trong hơn 5 năm làm việc cùng Influencer. Doanh nghiệp có thể ứng dụng vào việc đào tạo Intern/Junior trong quá trình lựa chọn KOL cho chiến dịch truyền thông:

Chuẩn bị các form mẫu có đầy đủ các thông tin, hạng mục yêu cầu đối với KOL/KOC mà doanh nghiệp cần sử dụng

Với đặc thù của từng ngành nghề khác nhau, các doanh nghiệp sẽ tối ưu danh sách KOC/KOL khác nhau, nhưng vẫn phải đảm bảo tính đồng nhất về một số tiêu chí, ví dụ như: số lượng View post, scandal có hay không, phong cách hành văn.… Thực tế thì, việc chuẩn bị sẵn các mẫu thông tin là công việc đã được  từ nhóm nhân sự am hiểu doanh nghiệp, các nhân sự bên dưới chỉ cần áp dụng.

Sử dụng phương thức liên lạc chuẩn.

Ở đây chính là email công ty, có chứng nhận của cấp quản lý (cc) để check báo giá.

Tuyệt đối không sử dụng tài khoản cá nhân trên các nền tảng social ví dụ Zalo, Messenger…. Việc này tránh nhập nhằng, không rõ ràng về thông tin, nhất là liên quan đến các bản báo giá.

Phân rõ trách nhiệm đối với các bộ phận làm việc cùng KOL.

Nhiệm vụ của bộ phận Intern/Junior chỉ nên dừng lại sàng lọc hình ảnh KOL, check giá. Những công việc liên quan đến nội dung quảng cáo, thương lượng giá, chốt giá sẽ không liên quan đến bộ phận này mà phải được chuyển giao đến bộ phân liên quan khác như Creative, Account, Sale.

Một số hạng mục công việc nên thuộc thẩm quyền từ cấp Senior trở lên:

  • Thời gian ghi hình
  • Commit KPI
  • Thuế TNCN của KOC
  • Quy trình nhận hàng – trả hàng
  • Quy định về sử dụng hình ảnh
  • Nội dung, hành văn quảng cáo

Chịu trách nhiệm cho chiến dịch

Kể cả trong doanh nghiệp có các bạn senior / trưởng phòng / giám đốc marketing chịu trách nhiệm quyết định sử dụng influencer, NHƯNG luôn sẽ có những sự cố để khiến chiến dịch influencer marketing của bạn không thành công, thậm chí là thất bại. Nên việc chuẩn bị tâm lý là điều cần thiết. Nếu bạn có một agency, bạn sẽ mua được kiến thức của họ nhanh hơn. Khi chiến dịch không hiệu quả, bạn có thể dễ dàng đổ lỗi cho agency hơn là tự mình gánh lấy kết quả với sếp.

Kịch bản xử lý khủng hoảng

Chuẩn bị các kịch bản xử lý khủng hoảng bất kể là tình huống check giá được hay không, job đã chốt hay chưa, có vi phạm điều khoản hợp đồng không. Vì đơn giản, ngày nay, chuyện gì cũng có thể biến thành scandal và tạo nội dung được. Và với các nhân sự tại client, bạn hoặc là sếp bạn cần chuẩn bị kỹ hơn các kịch bản xử lý khủng hoảng, vì chẳng có thêm một lớp layer nào nữa để bảo vệ thương hiệu của mình.

Tổng kết

Đó là những kinh nghiệm mà IMVN muốn chia sẻ với các bạn về việc sử dụng nhân sự intern – junior hợp lý trong ngành influencer marketing. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm và lựa chọn influencer phù hợp với chiến dịch truyền thông của mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào, hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Chúc bạn thành công!