Hình thức Livestream đã trở thành một phần quan trọng trong việc tiếp thị với mỗi doanh nghiệp, đây là tính năng hữu ích nhất cho việc kết nối và tương tác trực tiếp với khách hàng. Facebook và Instagram dù cùng thuộc quyền sở hữu là Facebook nên vẫn có những tính năng giống nhau và khác nhau mà các doanh nghiệp cần cân nhắc khi chọn lựa để livestream.
1. Điểm tương đồng
Điểm tương đồng rõ nhất của hai ứng dụng này là đều có nền tảng quảng cáo và được sở hữu bởi Facebook nên sẽ có chung một vài tính năng nhất định sau đây:
Tự thông báo khi livestream
Khi bắt đầu phát livestream, cả 2 ứng dụng trên đều gửi thông báo cho những người đang theo dõi tài khoản.
Cho phép tương tác trực tiếp khi livestream
Người xem và người livestream có thể tương tác trực tiếp bằng cách liên tục giải đáp những vấn đề, thắc mắc của người xem, đồng thời có khả năng đưa ra nhiều lời kêu gọi hành động (CTA) khuyến khích người xem thực hiện.
Cung cấp chỉ số liên quan sau khi livestream
Sau kết thúc livestream, chỉ số phân tích của video sẽ được cung cấp cho tài khoản livestream bao gồm: lượt view bao nhiêu người xem, lượt reach (đã tiếp cận đến bao nhiêu người), lượt tương tác (reaction, comment, share) và lượt click. Tất cả những chỉ số này sẽ giúp các nhãn hàng đo lường được tính hiệu quả của video livestream và đưa ra được những cải thiện cần thiết cho những lần livestream sau.
2. Những điểm khác biệt
Khác biệt lớn nhất của giữa hai tính năng livestream trên Facebook và Instagram có thể nhắc đến đó là thời gian lưu trữ video và độ tiếp cận:
Độ tiếp cận:
Khác với Facebook, khi livestream trên Instagram, ngoài những người theo dõi tài khoản sẽ nhận được thông báo thì video live stream này sẽ được xuất hiện trên phần story của ứng dụng, mở ra cơ hội tiếp cận người dùng mới.
Thời gian lưu trữ video:
Sau khi livestream, Instagram chỉ cho phép hiển thị video trong vòng 24h còn Facebook lại cho phép lưu trữ lại video vĩnh viễn và đó cũng là lý do mà hầu hết các nhãn hàng đều ưa chuộng hình thức livestream ở trên Facebook. Các doanh nghiệp có thể tận dụng tính năng này bằng cách luôn ghim lại video ở trên đầu fanpage để các khách hàng đã bỏ lỡ livestream có cơ hội xem lại, nhằm tiếp tục gia tăng độ tiếp cận và độ nhận diện sản phẩm, thương hiệu. Hơn thế nữa, những nội dung và hình ảnh trong buổi livestream nếu như có sự xuất hiện của các KOL/Influencer có thể được tận dụng để sản xuất thành những video sau này cho nhãn hàng, góp phần gia tăng độ tin cậy lâu dài cho sản phẩm và thương hiệu.
Ngoại lệ
Tuy tính năng livestream ở Facebook có nhiều điểm lợi thế hơn cho nhãn hàng, ở một vài trường hợp, Instagram lại là kênh truyền thông hiệu quả hơn. Ví dụ, nhóm khách hàng mục tiêu hoạt động nhiều trên Instagram, do tính chất ngành hàng – như F&B, fashion, beauty có xu hướng truyền thông phụ thuộc nhiều vào chất lượng hình ảnh sản phẩm. Hoặc KOL mà nhãn hàng lựa chọn có nhiều “đất diễn” trên Instagram hơn. Vậy nên việc lựa chọn nền tảng livestream còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác mà nhãn hàng sẽ cần cân nhắc cho từng mục tiêu marketing cụ thể.
Đơn cử như cô nàng hot fashion icon hiện tại là Châu Bùi với lượt follower trên Facebook (480K) và Instagram (2 triệu). Hầu hết, các bài đăng và story của cô đều được cập nhật đầu tiên trên Instagram, dẫn đến lượng follower và tương tác cũng nhiều hơn nên việc livestream trên Instagram đảm bảo sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc sử dụng Facebook.
Ngoài ra, do thời gian lưu trữ video livestream của Instagram có giới hạn (24h đồng hồ), các nhãn hàng có thể booking thêm bài post trên Instagram để tối đa hoá việc tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình mà vẫn đảm bảo hiệu quả hơn khi sử dụng Facebook.
Kết
Mặc dù Instagram live và Facebook live hiện đang có nhiều tính năng giống nhau và khác nhau nhưng các doanh nghiệp vẫn nên có những chiến lược khác nhau để có thể tối ưu hóa nội dung livestream khi chọn lựa giữa hai nền tảng.