Phạm Tú Tháng sáu 11, 2018 408

Facebook Ad vs Influencer Marketing: cái nào tốt hơn?

Related image

Quảng cáo truyền thống của Facebook bao gồm những văn bản/hình ảnh trên News Feed được gắn thẻ “quảng cáo/ads” hoặc “tài trợ/sponsored” để giúp phân biệt với các dạng nội dung khác.

Influencer Marketing là tài trợ cho nội dung liên quan đến nhãn hàng trên trang facebook cá nhân của người nổi tiếng trên mạng xã hội. Nội dung mà họ đăng sẽ xuất hiện trên News Feed của “bạn bè” hoặc “người theo dõi” cùng với nội dung từ những người dùng khác. Quảng cáo này không được gắn tên thương hiệu với thẻ ads hay sponsored của Facebook.

Hai hình thức quảng cáo này đều có những lợi thế và bất lợi riêng. Để tìm ra hình thức nào là phụ hợp hơn với thương hiệu của mình, marketer cần đánh giá sự khác biệt về mục tiêu, nội dung và công chúng

Influencer Marketing: Nhiều lợi thế nhưng đang gặp lo ngại về tài khoản ảo

Lợi thế:

  • Nội dung xác thực: Người dùng nhìn thấy những bài đăng của Influencer thường sẵn sàng “theo dõi” hoạt động của người đó, vì vậy không cảm thấy khó chịu về sự xuất hiện của nó.
  • Tránh được sự giới hạn nội dung: Nội dung các bài quảng cáo trên facebook của Influencer tránh các hạn chế cho quảng cáo truyền thống về các yếu tố như định dạng và thời lượng.
  • Tạo và sản xuất nội dung: Nhiều Influencer là những người sáng tạo dày dạn biết cách viết các thông điệp thu hút khán giả, xóa đi những lo lắng về gánh nặng sản xuất cho các nhà quảng cáo.
  • Thực hiện chiến dịch: Với danh tiếng riêng, những Influencer có động lực để làm cho bài đăng quảng cáo của họ thành công. Influencer không chỉ hiểu nội dung nào sẽ hợp với khán giả của họ, họ còn biết cách thể hiện nó tốt nhất trên mạng xã hội, và biết thời gian tốt nhất để đăng.
  • Quảng cáo đa nền tảng: Nhiều Influencer có lượng khán giả khá lớn trên mạng xã hội khác như YouTube, Instagram, Snapchat, blog… và có thể đẩy các quảng cáo sang các kênh này bên cạnh Facebook.
  • Mối quan hệ với Influencer: Influencer Marketing mang đến cho các thương hiệu một cơ hội tăng khả năng tiếp cận, tương tác với những followers của mỗi Influencer cũng như xây dựng quan hệ đối tác lâu dài hơn.
  • Phân đoạn: Chiến dịch Influencer giúp thương hiệu tiếp cận nhóm công chúng mục tiêu đặc thù. Nhóm này khó tiếp cận bằng quảng cáo thông thường.
  • Tác động: Influencer Marketing đã được chứng minh là có tác động lớn đến quyết định mua hàng.

Bất lợi:

  • Điều chỉnh bổ sung nội dung: Vì các bài quảng cáo xuất hiện thường xuyên trên mạng xã hội, người quảng cáo cần phải có chiến lược về vị trí nội dung Call To Action. Ví dụ: có thể cần đưa hướng dẫn cho người tiêu dùng nhấp vào liên kết để tìm hiểu thêm về sản phẩm, dịch vụ hoặc phiếu mua hàng.
  • Quản lý Influencer: Các thương hiệu quan tâm đến việc làm việc với Influencer sẽ cần tìm đúng tài năng, xây dựng các thỏa thuận, xác định rõ mục tiêu và kỳ vọng cũng như quản lý các mối quan hệ trong thời gian diễn ra chiến dịch.
  • Follower ảo: Số lượng Influencer đã phát triển theo cấp số nhân trong vài năm qua. Việc này khó tránh khỏi các influencer chạy đua con số ảo để giành lấy tài trợ từ nhãn hang.
  • Đo lường: Đo lường hiệu quả của Influencer marketing luôn là vấn đề làm đau đầu nhà tiếp thị. Do đó việc đề ra những chỉ số phù hợp để đánh giá hiệu quả của KOL là việc vô cùng quan trọng.

Những chia sẻ cá nhân của Influencer có tính chân thực và thường được đón nhận dễ dàng hơn quảng cáo mang tag Ads/Sponsored của facebook.

Facebook Ad: Đang bị bão hoà

Lợi thế:

  • Định dạng nội dung: Quảng cáo gốc trên Facebook cung cấp nhiều kiểu nội dung khác nhau, từ văn bản, ảnh đến video… Các quảng cáo cũng sẽ bao gồm các nút chức năng và giao diện Call to action (kêu gọi hành động) rõ ràng có thể dẫn trực tiếp đến sản phẩm.
  • Xác định mục tiêu: Facebook cung cấp cho người quảng cáo khả năng tìm và xác định đối tượng mục tiêu dựa trên nhân khẩu học, sở thích và dữ liệu định tính khác.
  • Dữ liệu: Facebook cung cấp các công cụ để giúp đo lường hiệu suất, cũng như kiểm tra phân loại các quảng cáo và tính năng khác nhau.
  • Hỗ trợ từ Facebook: Sử dụng các sản phẩm quảng cáo gốc của Facebook có nghĩa là các nhà tiếp thị sẽ nhận được hỗ trợ trực tiếp từ Facebook.
  • Ngân sách / khả năng mở rộng linh hoạt: Nếu nhà tiếp thị đang làm việc với ngân sách eo hẹp, mua quảng cáo của Facebook giúp các nhà tiếp thị linh hoạt hơn trong việc sử dụng nguồn tiền của họ.
  • Tác động mua hàng: Quảng cáo truyền thống trên Facebook được hiển thị để tác động đến quyết định mua hàng.

Bất lợi:

  • Quảng cáo công khai: Quảng cáo gốc trên Facebook sẽ được gắn nhãn “sponsored” hoặc “Ad”, khiến trải nghiệm của người dùng bị ảnh hưởng.
  • Giới hạn định dạng: Định dạng và độ dài quảng cáo gốc bị giới hạn bởi Facebook. Hơn nữa, cách các định dạng này xuất hiện có thể khác nhau giữa máy tính để bàn và thiết bị di động.
  • Thiếu sự tham gia: Đối tượng không tự nguyện chọn xem quảng cáo trên Facebook. Do đó, người dùng phương tiện truyền thông xã hội không có khả năng nhận xét, tương tác hoặc chia sẻ.
  • Giới hạn khách hàng: Quảng cáo truyền thống trên Facebook dựa trên các tiêu chí do mạng xã hội này tạo ra. Như vậy đối tượng khách hàng có thể quá rộng, hoặc quá hẹp.
  • Không có quảng cáo chéo: Quảng cáo gốc trên Facebook hoạt động độc quyền trong nền tảng. Nội dung được tạo cụ thể cho quảng cáo gốc sẽ cần phải được sao chép hoặc định dạng lại và đăng lại cho phù hợp với các mạng xã hội khác.
  • Chi phí & cạnh tranh (dựa trên CPC): Quảng cáo gốc có giá mỗi nhấp chuột (CPC) dao động dựa trên nhu cầu. Như vậy, quảng cáo gốc của Facebook cho các mùa hoặc quý nhất định, đặc biệt là Q4, có thể thay đổi rất nhiều. Hơn nữa, thương hiệu sẽ cần phải cạnh tranh với các doanh nghiệp khác để có cơ hội

Nguồn: tổng hợp