Ly Nguyen Tháng Mười 8, 2018 135

Cách để ngành hàng ẩm thực chọn được KOL phù hợp

Để có được lợi thế cạnh tranh trong ngành hàng ẩm thực, nhiều thương hiệu đã nghĩ đến việc sử dụng KOL để quảng bá. Vậy với những đặc tính sản phẩm và dịch vụ khác nhau, yêu cầu khi làm việc với KOL cũng khác nhau như thế nào?

1. Nhà hàng, quán ăn.

Yêu cầu đầu tiên của việc quảng bá cho bất kì sản phẩm nào là marketer phải xác định được tập khách hàng hướng đến. Trong Influencer Marketing, việc này giúp lựa chọn ra những KOL có nhóm độc giả khớp với target audience của sản phẩm.

Sử dụng KOL cho mảng nhà hàng ngoài yêu cầu cần tìm được những KOL có nhóm độc giả phù hợp thì còn nhiều yếu tố khác. KOL cần phải xây dựng content thể hiện được phong cách của nhà hàng đó là theo lối bình dân, giá cả hợp lý hay sang trọng đẳng cấp.  Design, vị trí nhà hàng, hương vị và nguyên liệu của món ăn cũng phải được thể hiện đầy đủ  trong bài review.

Để đáp ứng những yếu tố đó thì nhóm KOL phù hợp phải là người có thẩm mỹ cao như Food Photographer, Food Stylist, Travel blogger, Food Reviewer . Họ chưa chắc là những người nấu ăn chuyên nghiệp nhưng lại có khả năng thể hiện nét đặc trưng của nhà hàng qua hình ảnh, video và truyền tải được vẻ đẹp của món ăn.

2. Đồ dụng cụ, thiết bị nhà bếp và các nguyên liệu chế biến.

Công dụng, tính năng và giá thành là những yếu tố đầu tiên cần nhấn mạnh trong những bài review về đồ dụng cụ bếp. Để thể hiện điều đó, các KOL cần là những người nắm rõ tác dụng của đồ dụng cụ này trong nhà bếp và đối với việc chế biến đồ ăn. Những ứng dụng cùng điểm nổi bật của sản phẩm dưới con mắt của chuyên gia bếp núc sẽ tạo được nhiều niềm tin đối với người tiêu dùng hơn là các food reviewer khác.

Có thể lấy ví dụ điển hình nhất trong mảng này là kênh facebook Esheep Kitchen của đầu bếp Phan Anh với hơn 250k likes. Khi review về những thiết bị cần thiết trong căn bếp của bạn, Phan Anh cùng ekip của mình luôn tỉ mỉ xây dựng content để miêu tả rõ công dụng của thiết bị đối với việc nấu ăn. Là người có kiến thức và nền tảng tốt về ẩm thực, những chia sẻ của cô nhận phản hồi tốt từ nhóm độc giả nữ, từ 24 – 40 tuổi,  thích nấu ăn hoặc làm công việc nội trợ. Đó cũng là nhóm đối tượng mục tiêu mà những nhãn hàng về thiết bị đồ bếp theo đuổi.

Tương tự như vậy, đối với nhóm sản phẩm là nguyên liệu chế biến, những người đầu bếp và chuyên gia ẩm thực sẽ có phân tích rõ hơn về thành phần công dụng của sản phẩm.

Helen Lê là người vừa có hành trình đầy tự hào khi được mời tham dự Google Cook Off tại Singapore. Với giấc mơ mang ẩm thực Việt ra thế giới cô đã không ngừng nghiên cứu để khám phá những món ăn ngon, mới lạ. Kênh Youtube của Helen có gần nửa triệu subscriber, cô cũng là người xây dựng nội dung chính cho trang web chuyên về ẩm thực của Đà Nẵng: danangcuisine.com. Tiếng nói từ một chuyên gia như Helen sẽ có trọng lượng hơn các Reviewer khác  khi cô gợi ý về những nguyên liệu tốt cho món ăn, cách chế biến các nguyên liệu đấy như thế nào.

3. Dịch vụ liên quan đến ẩm thực.

Những sản phẩm khác bao gồm các app về ẩm thực (Loki, Foody….), hoặc là địa điểm du lịch, khách sạn, các tour du lịch ẩm thực địa phương. Đặc điểm của nhóm sản phẩm này là mang tính vui chơi giải trí nhiều hơn về ẩm thực đơn thuần. Nhãn hàng nên kết hợp với những KOL có thể linh động trong xây dựng content, đặc biệt là người không chỉ có tiếng nói trong lĩnh vực ẩm thực mà còn về du lịch, life-style.

Ninh Tito không chỉ là một blogger mà còn là youtube creator với hơn 139k follower về chủ đề food, travel mà còn tụ hợp một nhóm bạn cũng hot không kém anh chàng và thường xuyên cùng nhau trải nghiệm các dịch vụ khắp cả nước. Loạt bài review của anh chàng cùng nhóm bạn vừa qua về khách sạn Premier Village Danang nhận có tương tác rất tích cực từ nhóm độc giả trẻ từ 18 – 25 tuổi, ưa thích tụ tập, du lịch cùng bạn bè.

Bài viết này mang tính chất tham khảo cho những yêu cầu chung của các sản phẩm ẩm thực. Còn để đi sâu hơn vào yêu cầu/brief cụ thể của nhãn hàng thì khó có thể đóng khung  với bất kì một chuẩn mực nhất định nào. Thực tế để lựa chọn được những KOL phù hợp với đặc tính sản phẩm còn phải xét rất nhiều yếu tố và góc độ khác nhau như khu vực, hành vi người dùng, đặc trưng sản phẩm, nhãn hàng đối thủ.

Like (35)
Bình luận ()
Share
Chia sẻ
Bình luận: