Nhật Hoài Tháng Sáu 19, 2019 119

Instagram và những tính năng hỗ trợ kinh doanh hiệu quả

Instagram đã trở thành ứng dụng phổ biến nhất trong những social media platform hiện nay. Tháng 4- 2019, ứng dụng này đạt 1 tỷ tài khoản đăng ký mỗi tháng. Instagram là nền tảng chứa lượng dữ liệu khủng cho các nhà kinh doanh khai thác. Và là một kênh không thể thiếu trong các chiến dịch truyền thông.

Instagram có những tính năng dành riêng cho các doanh nghiệp giúp thúc đẩy marketing hiệu quả trên nền tảng này. Các tính năng này được xây dựng để thu hút nhóm độc giả trẻ, khi mà tỷ lệ người dùng Instagram hầu hết trong độ tuổi 18-34 (64%). Không quá ngạc nhiên khi Instagram đã có hơn 25 triệu tài khoản kinh doanh. 44% người dùng Instagram hoạt động trên nền tảng này để nghiên cứu,  xây dựng và phát triển các thương hiệu. Hơn nữa, Instagram không hề thu phí quảng bá thương hiệu

1. Bộ lọc ảnh

Bộ lọc ảnh của Instagram là yếu tố chính giúp Instagram thành công. Tính năng này giúp bất cứ ai cũng trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Có đến 40 bộ lọc, mỗi bộ lọc tạo ra một cái nhìn khác nhau để bạn có thể quyết định cái nào là phù hợp nhất với thương hiệu của bạn. Giúp định hình bộ thương hiệu cho doanh nghiệp của bạn từ màu sắc cho đến nội dung

2. Bài đăng video

Ngày nay việc sản xuất video marketing đã trở nên đơn giản hơn cho marketer, vì chỉ cần có máy ảnh tốt và sử dụng một vài chức năng đơn giản. Năm 2018, ước tính có 81% doanh nghiệp đã sử dụng video trong các chiến dịch marketing của họ. Ngoài ra, sự tương tác của các bài đăng video tăng 53%

Ngoài ra, video marketing còn giúp thương hiệu truyền tải được những nội dung sâu sắc và phức tạp hơn so với sử dụng hình ảnh hay story. Instagram đã cho phép đăng tải những video có thời lượng 1 phút thay vì 15 giây lúc ban đầu đã giúp các doanh nghiệp có những video chất lượng hơn và có nhiều lượt tương tác hơn

Theo Hubspot, có 64% người mua hàng quyết định mua sản phẩm sau khi xem video. Sử dụng video để giới thiệu sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp tăng chỉ số ROI trong Instagram marketing. Nhưng hãy đảm bảo rằng video ấy phải thật sự thu hút và hấp dẫn ngay từ vài giây đầu tiên để bạn có thể thu hút sự quan tâm của mọi người trước khi họ bỏ qua

3. Instagram story

Tính năng story được Instagram bổ sung vào năm 2016 và đến năm 2019 sự phổ biến của tính năng này tăng vọt (có đến hơn 500 triệu người dùng hằng ngày). Ngoài ra, story còn giúp tăng sự tương tác của các thương hiệu của doanh nghiệp.

Tính năng này trong kinh doanh có thể giúp các marketer giới thiệu các sản phẩm mới hoặc phát hành, thông báo khuyến mãi.

4. Story nổi bật

Một trong những tính năng ra mắt để bổ sung cho tính năng Instagram Stories là phần Highlight Story. Tại đây, bạn có thể lưu bất kỳ câu chuyện nào mà bạn muốn lưu giữ vĩnh viễn để độc giả của bạn có thể xem nó bất cứ lúc nào họ muốn.

5. Instagram Story video

Tính năng này mang tính giải trí khá cao, làm tăng tương tác, nhận thức và số lượng bán hàng của thương hiệu. Video trên Instagram story chỉ dài 15 giây, vì vậy bạn phải làm sao để video đó phải thật cuốn hút người xem.

Tip: Tạo những story video mang cá tính riêng của thương hiệu qua màu sắc, phông chữ, phong cách. Có thể sử dụng những công cụ để thiết kế riêng cho Story để hỗ trợ.

6. Instagram Live

Tính năng này tương tự với Instagram Story nhưng nó có thêm những lợi ích sau như sau:

Sự chân thật

Khi theo dõi livestream, người xem sẽ cảm thấy tin tưởng hơn vào những sản phẩm đang được giới thiệu trực tiếp sản phẩm vì khó mà che giấu bất kỳ chi tiết nào trên sóng trực tiếp.

Sự tương tác

Bạn có thể tương tác trực tiếp và phản hồi nhanh chóng với đối tượng mục tiêu của mình.

7. Bộ lọc AR (Hiệu ứng máy ảnh)

Trên Instagram, bộ lọc AR được biết đến như bộ lọc khuôn mặt vui nhộn.

Một trong những doanh nghiệp đầu tiên sử dụng các bộ lọc AR tùy chỉnh trên Instagram là Kylie Cosmetics của tỷ phú trẻ nhất nhà Kardashians. Khi chọn bộ lọc AR của Kylie Cosmetics trong Instagram Stories, bạn có thể thử dùng các loại son khác nhau của Kylie từ Lip Kits để xem bạn thích màu nào trước khi mua.

Đây là một ví dụ về cách một doanh nghiệp có thể sử dụng các bộ lọc AR tùy chỉnh để tiếp thị thương hiệu của họ. Ngoài ra, người dùng sẽ chỉ có thể truy cập bộ lọc của bạn nếu họ theo dõi thương hiệu của bạn trên Instagram hoặc truy cập hồ sơ của bạn để dùng thử. Vì Instagram cho phép nhiều bên thứ ba tạo ra các bộ lọc AR tùy chỉnh của riêng họ, các thương hiệu có một công cụ mới tuyệt vời để họ quảng bá hình ảnh trên Instagram

8. IGTV

Tính năng này sẽ hỗ trợ Story Instagram, giúp đo lường được số lượt like, view, comment mỗi khi có người xem lướt qua.

Nếu bạn là một thương hiệu muốn kết nối với khách hàng tiềm năng, hãy đảm bảo thông điệp của thương hiệu được truyền tải rõ ràng trong các video IGTV của bạn.

9. Dán nhãn và câu hỏi

Instagram Story có rất nhiều loại dán nhãn như địa điểm, biểu tượng cảm xúc, GIF hay cuộc thăm dò. Thu hút độc giả tương tác nhiều hơn với thương hiệu của bạn

Sử dụng tính năng Quiz cho độc giả cơ hội đặt câu hỏi về các chủ đề liên quan đến doanh nghiệp hay chính bản thân bạn. Tuy nhiên, bạn nên gắn thẻ người dùng mà bạn tương tác vì điều này làm tăng khả năng họ đăng lại nội dung của bạn.

Tham khảo: Influencer Marketing Hub

Like (29)
Bình luận ()
Share
Chia sẻ
Bình luận: