Thiên Trang Tháng bảy 27, 2018 267

Video Recap: Agency và KOL – Chúng tôi nghĩ gì về nhau?

Đầu tiên, talk show đề cập đến vấn đề: mối quan hệ giữa KOL và Agency là gì? Theo đó, khách mời Nguyễn Ngọc Thạch cho rằng dù sẽ không tránh được chuyện yêu và ghét nhưng giữa hai bên nên có mối quan hệ cộng sinh, cùng phát triển. Hãy để quan hệ hợp tác này tạo ra lợi ích cho cả hai phía chứ không phải là cuộc chiến drama đấu tố nhau không hồi kết.

Còn trước câu hỏi tại sao vẫn tồn tại những mâu thuẫn giữa hai bên, chị Tâm Lê nghĩ đây là điều không Agency nào mong muốn. Xây dựng mối quan hệ bền vững với KOL sẽ tạo được thế mạnh cho Agency đó khi làm việc với Client.

Tuy nhiên, do một số Agency còn quá non trẻ, thiếu kinh nghiệm trong thị trường cần nhiều kĩ năng làm việc với con người này. Họ cần nghiêm túc và chuyên nghiệp trong toàn bộ quá trình làm việc với KOL, như vậy thì KOL mới chuyên nghiệp theo được.

Content – Làm sao để dung hòa giữa Client và KOL.

Content cho KOL có lẽ là vấn đề nhức nhối muôn thuở đối với Agency. Trong khi Client thì muốn nhét càng nhiều tên nhãn hàng vào càng tốt, còn KOL lại kiên quyết giữ phong cách riêng của mình.

Thực trạng mâu thuẫn trong yêu cầu đối với content của một campaign diễn ra thường xuyên. KOL nào cũng có những đặc trưng riêng khi giao tiếp với độc giả của họ. Có người dùng giọng văn chân thực, gai góc, có người lại hướng tới hình tượng dễ thương, trong sáng.

Ví dụ như Nguyễn Ngọc Thạch, anh là một cây viết rất sắc sảo, sẵn sàng sử dụng từ ngữ mạnh thể hiện chính kiến trên trang cá nhân của mình. Nhiều Agency thay vì tìm hiểu về bối cảnh và cá tính riêng đó của KOL lại đi “viết hộ”, “mớm lời” cho KOL khiến content bị chỉnh sửa rất nhiều lần mới hoàn thành.

Điều đáng chú ý là Agency cần có cách làm việc rõ ràng, chi tiết hơn trong lúc tư vấn về KOL cho khách hàng của mình. Khi xây dựng list KOL cho một chiến dịch, bên cạnh những thông tin cơ bản về trang cá nhân, khả năng tương tác thì cần những chú thích về phong cách làm việc, phong cách giao tiếp của KOL với follower của mình.

Giải mã công thức thành công trước bối cảnh phát triển thần tốc của Influencer Marketing.

Khi thế giới internet phát triển kéo theo đó là sự bùng nổ của các hoạt động Influencer Marketing. Cách đây 3 năm, Influencer chỉ gói gọn trong những người nổi tiếng, họ là người đại  diện cho thương hiệu, ủng hộ thương hiệu (Class A, Class B). Đến nay sự phát triển của truyền thông xã hội cho phép những người ảnh hưởng vi mô xuất hiện. Từ các vlogger, travel blogger đến những hot mom, huấn luận viên thể hình….đều có thể trở thành môt KOL. Và khi thị trường bung cái dung sai của nó ra quá nhanh thì lại thiếu đi thời gian để training, từ KOL cho đến Agency và Brand đang làm việc theo hướng tự phát nhiều hơn.

Việc thiếu đào tạo dẫn đến sự thiếu chuyên nghiệp của Agency trong cách nói chuyện, truyền đạt thông tin đến KOL.

“…đã từng chứng kiến một Accoun gọi điện cho KOL và hỏi: anh ơi, giá anh đi event là bao nhiêu vậy….” – Tâm Lê

Với những người có tiếng nói trong một cộng đồng lớn như KOL thì khi làm việc với họ đòi hỏi Agency phải thật tinh tế trong giao tiếp. Không thể sau khi hỏi báo giá nhưng job không thành cũng không phản hồi lại cho KOL. Còn đối với KOL, việc follow hợp đồng, không cancel, bỏ job giữa chừng cũng sẽ thể hiện việc họ có chuyên nghiệp hay không.

Để tránh những tình huống hiểu nhầm, mâu thuẫn phát sinh giữa chừng của dự án thì Agency cần phải chuyên nghiệp từ những bước đầu tiên.

Trong bối cảnh thị trường Influencer Marketing đang phát triển và thay đổi từng ngày mà lại chưa có trường lớp nào đạo tạo riêng cho ngành này thì Agency cũng như KOL nên tự học cách làm việc chuyên nghiệp trước đã. Hiểu rõ ngành hàng, hiểu phong cách của KOL là những bước đầu tiên để Agency xây dựng một campaign quảng cáo hiệu quả.

Link video: https://www.youtube.com/watch?v=ZeZJdmD3jQ4